8 HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

bởi | Th7 15, 2021 | Phương pháp thiếu nhi

8 hoạt đồn cải thiện kỹ năng nghe tiếng anh hiệu quả.Nghe là phương tiện giúp mọi người hiểu và giao tiếp với nhau. Do đó nó là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với tất cả những ai học ngoại ngữ.

Khi việc nghe trở nên khó khăn, các em sẽ để lỡ mất những tương tác quan trọng trong lớp. Mọi người thường nghĩ rằng việc nghe theo những chỉ dẫn sẽ rất tẻ nhạt và thụ động. Tuy nhiên, dạy nghe không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự nhàm chán! Có rất nhiều cách để giúp cho bài học trở lên thú vị và có tính tương tác cao hơn.

Hãy cùng A+ English thử 8 hoạt động sau đây để cải thiện kỹ năng nghe cho học sinh

1. Blog âm thanh để cải thiện kỹ năng nghe

Sử dụng một website miễn phí nào đó (ví dụ như Voice Thread). Sau đó cho học sinh ghi âm lại nhật ký một tuần của họ. Khuyến khích học sinh chia sẻ về những chủ đề xung quanh cuộc sống. Hoặc những vấn đề thú vị như bạn sẽ làm gì nếu có một triệu đô? Miêu tả kỳ nghỉ tuyệt nhất của bạn để khuyến khích các em luyện nói.

Hoạt động này cũng tương tự như viết blog, thay vì viết học sinh sẽ phải nói. Với VoiceThread, học sinh có thể dùng điện thoại để ghi âm lại blog của riêng mình.

Bạn có thể giao học sinh nghe những bản ghi âm khác và để lại bình luận. Bằng cách nghe ghi âm và đưa ra nhận xét, bạn sẽ xây dựng môi trường học tập tích cực. Đồng thời có tính hợp tác cao, giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe của mình.

2. Nghe những cụm từ ẩn

Giáo viên cho các học sinh bắt cặp với nhau. Sau đó đưa mỗi cặp một cụm từ đơn giản như “I love soccer”, “My father works a lot”,…

Để thử thách học sinh, hãy đưa ra những cụm từ không rõ nghĩa. Ví dụ như “John does yoga every Saturday” Học sinh phát triển câu đó thành một đoạn hội thoại, có sử dụng câu được đề cập trước đó.

Học sinh có thể ghi lại đoạn hội thoại nếu họ thích. Tuy nhiên, sẽ có giới hạn về thời gian chuẩn bị (5-10 phút). Sau khi chuẩn bị xong, các bé sẽ phải đọc đoạn hội thoại trước lớp. Những học sinh còn lại sẽ nghe xem từ hoặc cụm từ nào bị thừa. Sau đó cố gắng tìm ra vị trí câu bí mật.

Nếu mỗi học sinh đều có một tấm bảng để viết câu đó xuống. Sau khi câu chuyện kết thúc, các em sẽ giơ bảng lên. Nếu học sinh đội khác tìm được đúng câu bí mật, họ sẽ giành được một điểm. Nếu không ai tìm ra được câu bí mật, đội nghĩ ra đoạn hội thoại sẽ nhận được một điểm.

3. Nghe và tìm từ cải thiện kỹ năng nghe hiệu quả

Một cách hay để giúp học sinh luyện kỹ năng nghe là dùng những phương tiện văn hóa đại chúng. Sử dụng những bài hát, chương trình truyền hình hay podcast để rèn luyện kĩ năng nghe. Ngoài ra, bạn có thể thêm có nhiệm vụ khó hơn. Khi nghe nhạc, xem phim, yêu cầu học sinh xác định tần suất xuất hiện của một số từ vựng. Hoạt động này đặc biệt hữu dụng đối với những từ rút gọn như là gonna, wanna, hafta.

Theo dõi nhiều loại phương tiện truyền thông là một cách tốt để học thêm những từ vựng lạ. Khuyến khích học sinh ghi lại những từ mà các em chưa từng nghe qua.

Khi các chương trình tiếng Anh không có phụ đề, học sinh phải nghe và tự phán đoán từ vựng. Bạn cũng nên khuyến khích học sinh viết những từ văn cảnh xung quanh xuống để giải mã từ đó. Hãy nhắc các bé ghi chú thời điểm xuất hiện của từ vựng, để nghe lại khi cần. Đây là kỹ năng quan trọng mà học sinh cần đạt được vì nó có thể dùng ngoài lớp học.

4. Những câu đố được thiết kế bởi học sinh

Nếu học sinh học ở phòng máy hoặc nếu các em có một chiếc iPad hay iPhone. Hãy giao cho mỗi học sinh một đoạn hội thoại, một bài giảng hoặc một bài hát để nghe. Những tài liệu này có thể dễ dàng được tìm thấy ở trên những website luyện nghe miễn phí. Yêu cầu học sinh nghe một bài giảng nào đó nhiều lần. Sau đó bảo các em tự tạo ra những câu đố để thử thách những học sinh khác. Học sinh rất thích được đóng vai giáo viên để tạo ra các câu đố, câu hỏi. Các em sẽ cần một khả năng nghe tốt để có thể đặt những câu hỏi chính xác.

5. Miêu tả…

Chia học sinh thành các cặp và cho các em ngồi tựa lưng vào nhau. Đưa một học sinh trong mỗi cặp một bức tranh với nhiều hình thù đơn giản được vẽ trên đó. Sở thích của tôi là vẽ những bức tranh của mình với những hình thù ngẫu nhiên như:

Hình trái tim

Những bông hoa

Ngôi sao

Những ngôi nhà

Hình que

Sắp xếp những hình trên vào những vị trí và hướng khác nhau, thêm những chi tiết khác nếu thích. Phát cho học sinh còn lại trong đội một mảnh giấy trắng. Học sinh cầm bức tranh phải chỉ dẫn học sinh còn lại cách để vẽ bức tranh. Phải đảm bảo là không có hành vi gian lận hoặc nhìn trộm nào. Sau khi vẽ xong, đổi những bức tranh giữa các đội. Sau đó cho các học sinh trong đội đổi vai trò với nhau. Khi tất cả học sinh vẽ xong, đội nào có những bức tranh giống nhau nhất sẽ thắng.

6. Đặt người nổi tiếng vào đúng vị trí của họ.

Trò chơi này cũng tương tự như trò miêu tả bức tranh, tuy nhiên không ai phải vẽ. Đưa học sinh một bảng có chứa tên của nhiều người nổi tiếng khác nhau. Hãy tạo nhiều hình ảnh của những người nổi tiếng ở các không gian khác.

Nếu học sinh không biết tất cả những người nổi tiếng thì cũng không sao. Thậm chí là nếu các bé không biết thì còn tốt hơn là đằng khác. Nếu không biết, các bé sẽ phải miêu tả đặc điểm ngoại hình chứ không chỉ là nói tên. In một bảng trống thứ hai với những bức ảnh được cắt riêng.

Học sinh phải ngồi tựa lưng vào nhau và không được nhìn trộm hoặc gian lận. Học sinh với tấm bảng có hình hướng dẫn bạn còn lại dán người nổi tiếng vào đúng vị trí. Ví dụ, học sinh đầu tiên có thể nói “Bức ảnh của Brad Pitt nằm ở ô vuông đầu tiên. Hay bức ảnh của Angelina nằm ở ô vuông phía dưới Brad Pitt.” Sẽ hữu ích nếu bạn dạy trước những từ vựng như “columns” (cột) và “rows” (hàng).

7. Đứng lên/ ngồi xuống

Khi muốn luyện một âm nào đó, hãy cho học sinh đọc to đoạn văn chứa nhiều âm cần học. Ví dụ, nếu bạn muốn luyện âm /ae/ cho học sinh, bạn có thể đọc theo kịch bản sau đây.

“Yesterday, my cat ate a plastic toy and swallowed it fast.” Khi học sinh nghe được âm /ae/ lần đầu tiên (cat), các em phải đứng dậy. Khi mà các bé nghe được âm đó lần tiếp theo (plastic) thì các bé phải ngồi xuống. Đọc chậm để cho học sinh có đủ thời gian để đứng lên hoặc ngồi xuống. Hoạt động này vô cùng hữu ích vì nó giúp học sinh giải tỏa những năng lượng dư thừa.

8. Phân biệt nguyên âm để cãi thiện kỹ năng nghe

Để học sinh luyện tập nguyên âm, bạn có thể đưa họ 2 tấm thẻ ghi chú khác màu. Ví dụ một thẻ đỏ và một thẻ xanh. Để bắt đầu trò chơi, hãy gắn một nguyên âm với thẻ màu đỏ, ví dụ âm /ae/ trong “bat”. Nguyên âm khác gắn thẻ màu xanh, ví dụ /ei/ trong “bay”. Khi bạn đọc một từ, học sinh sẽ giơ tấm thẻ lên sao cho trùng với màu đã định sẵn.

Để trò chơi thêm phần phức tạp, phát cho mỗi học sinh một loạt các tấm thẻ màu sắc. Sau đó gắn với các nguyên âm khác nhau. Hoặc bạn cũng có thể đưa cho mỗi học sinh nhiều thẻ màu sắc và đọc một câu nhiều từ. Mỗi từ sẽ thể hiện một nguyên âm khác nhau. Học sinh sẽ phải xếp những tấm thẻ theo đúng thứ tự chúng được đọc.

Trên đây, những kinh nghiệm A+ English chia sẽ về cách cải thiện kỹ năng nghe tiếng anh hiệu quả. Các hoạt động vui nhộn sẽ góp phần giúp tạo động lực cho các bé luyện nghe nhiều hơn. Bạn thường giúp học sinh của mình có hứng thú hơn khi luyện nghe bằng cách nào? Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ tiếng anh bạn nên đến trung tâm tiếng anh, câu lạc bộ tiếng anh, tài liệu tiếng anh để nâng cao trình độ tiếng anh bản thân. Trở thành công dân toàn cầu chinh phục tiếng anh để cơ hội rộng mở hơn nhé.

Trao đổi với A+ English nhé

Bình luận

Phát triển cùng Aplus

8 HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

bởi | Th7 15, 2021 | Phương pháp thiếu nhi

Card Layout
Contact Me on Zalo