Động lực học tập luôn là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu muốn tạo động lực cho học sinh, giáo viên cần dành thời gian động viên học trò của mình. Khi học sinh có có cảm hứng, chúng sẽ thể hiện tốt hơn. Động lực có thể kích thích sự hứng thú trong thi đua, tích cực tham gia các hoạt động đối chất trong lớp. Việc động viên học sinh trong quá trình học tập và lưu giữ những kiến thức là rất quan trọng. Cùng A+ English tìm hiểu nhé
1. Tạo nên một lớp học đầy thú vị
Việc thúc đẩy động lực học tập những học sinh lười biếng trong một lớp học nhàm chán là rất khó khăn. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng để thu hút học sinh. Học sinh càng hứng thú với lớp học thì lượng thông tin chúng tiếp nhận được càng nhiều.
2. Thiết kế bài học hấp dẫn
Sử dụng nhiều công nghệ có sẵn để làm cho các bài học thêm thú vị. Khi bạn thu hút sự chú ý của học viên, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và học hỏi hơn. Dưới đây là một số hoạt động tạo nên sự thú vị của lớp học:
- Tổ chức nghiên cứu khoa học. Giáo viên có thể mang theo các hiện vật như côn trùng, động vật, hóa thạch, thực vật,… vào lớp.
- Tiến hành thí nghiệm,trải nghiệm cho các bài học lịch sử và khoa học.
- Tạo các chuyến đi thực địa.
- Sử dụng bảng trắng cho học sinh học toán, trả lời câu hỏi, hoàn thành các hoạt động sắp xếp.
- Chiếu các video clip và phim liên quan đến bài học. Ví dụ như các video của National Geographic và video lịch sử
- Đưa vào chương trình các vở kịch cho các bài học văn học và lịch sử
3. Hóa trang và sử dụng đạo cụ
Những việc này là tốt nhất cho các môn văn học và lịch sử. Giáo viên có thể sử dụng đạo cụ hay thậm chí hóa trang ở phần mở đầu các bài học.
- Như đối với các bài học về Shakespeare, giả giọng và hóa thân thành một nhân vật thật sự. Bạn cũng có thể yêu cầu học sinh làm giống bạn.
- Khi dạy các bài học về thời trung cổ, hãy mặc các bộ trang phục của thời đó.
- Đem theo các bài báo về những tin tức nổi bật thời xưa.
- Cho học sinh xem các bộ phim hoạt hình chính trị trong các giờ học lịch sử.
4. Tìm hiểu sở thích của học sinh
Kết hợp những thứ làm học viên hứng thú vào trong kế hoạch giảng dạy. Bạn có thể lấy thông tin này bằng cách vào ngày đầu khóa học. Hãy bảo học sinh điền vào phiếu “ưa thích”.
5. Cho cơ hội trải nghiệm
Đôi khi học sinh trở nên lười biếng vì một vài nguyên nhân đến từ giáo viên. Chẳng hạn như học sinh được tán thưởng xứng đáng cho những nỗ lực họ đã bỏ ra. Hoặc có thể trong lớp học đã không có nhiều cơ hội để ghi điểm. Bạn có thể áp dụng một vài giải pháp dưới đây:
- Hãy để học viên kiếm thêm điểm qua các bài tập bổ sung.
- Tặng thêm điểm khuyến khích tự mang các vật phẩm như khăn giấy hoặc bút chì đến lớp.
- Cho phép học sinh có số điểm thấp nhất làm lại bài kiểm tra.
- Hãy để học sinh sửa lại một bài tập đáng giá rất nhiều điểm.
6. Cho thấy sự nhiệt tình.
Đôi khi việc học sinh thấy lớp học thật buồn tẻ sẽ khiến chúng không có động lực học trong giáo dục. Giáo viên nên toát ra một cảm giác đam mê nhất định trong khi giảng dạy. Khi giáo viên giảng bài với sự thích thú, học viên sẽ lắng nghe và nhiệt tình hơn.
- Hãy mỉm cười khi đang giảng bài để học sinh thấy được rằng bạn thích những gì bạn đang dạy.
- Nói to và say mê, thay đổi giọng điệu và tránh sự đơn điệu.
Lớp học có thú vị hay nhạt nhẽo hay không, phụ thuộc rất nhiều và sự cố gắng của giáo viên. Bởi họ không chỉ là người chia sẻ kiến thức, mà còn góp phần truyền cảm hứng cho học sinh. Vì vậy, giáo viên hãy đặt mình vào vị trí của học sinh. Từ đó hiểu được các em muốn gì, thích thú gì và tạo ra những bài giảng thật thu hút.
Bài viết A+ English viết hu vọng giúp bạn có nhiều động lực hơn trong học tập. Để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập , đặc biệt cho những học sinh lười. Bên cạnh đó, để việc học tiến bộ hơn nên thường xuyên làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị tài liệu học thật tốt thì kết quả học tập mới đạt như mong muốn. Chúc các bạn thành công!